Chia sẻ một vài cách giúp nhớ lâu tên người mới gặp mặt

Bạn tự tin có trí nhớ tốt? Chúc mừng! Bạn có thể nhớ tên người mới gặp và xưng tên với bạn? Tuyệt vời! Mình thì trước hay gặp vấn đề với tên người lắm, mới giới thiệu đó chừng vài giây sau là như gió thoảng mây bay, nhưng từ khi gặp được bí kíp thì giờ đây chuyện đó đã là một thời dĩ vãng. Xin được chia sẻ sau đây với mọi người một vài cách giúp nhớ lâu hơn tên người mới gặp (dĩ nhiên còn có nhiều cách khác và pro hơn giúp nhớ tên người, ở đây mình chỉ nêu ra cách mình biết, bạn còn biết cách nào khác cứ comment vào để cùng chia sẻ nhé):
Chia sẻ một vài cách giúp nhớ lâu tên người mới gặp mặt

1. Chú ý tới tên người được giới thiệu. Cách này nghe tưởng hiển nhiên nhưng không dễ chút nào, nhất là khi họ giới thiệu xong là bắt đầu ngay câu chuyện với các câu hỏi theo sau. Bạn bị phân tâm bởi những câu hỏi và quên mất tên người ấy. Hoặc khi được giới thiệu với nhiều người cùng lúc cũng làm mình khó nhớ được ai với ai, thế nên hãy cố gắng vận dụng trí óc để nhớ tên mỗi người.
2. Nói ra tên của người được giới thiệu (càng sớm càng tốt). Lặp lại tên của người ấy và sử dụng trong lời nói, ví dụ như khi mình giới thiệu tên với bạn thì có thể đáp: “Ồ rất vui được gặp anh Tiến. Trông anh đẹp trai vãi, đẹp hơn cả hình trên Facebook”.
3. Thể hiện quan tâm đến tên người giới thiệu. Ví dụ, bạn được giới thiệu với một người tên Thúy thì bạn có thể hỏi đại loại như: “Chữ Thúy “y” dài hay “i” ngắn?” :v Đùa thôi, đây chỉ là ví dụ, trong thực tế bạn có thể hỏi kiểu như tên đó có nghĩa là gì hay khen tên của người ấy chẳng hạn. Đừng có thô bỉ như mình là được :D
4. Liên tưởng tên với thứ gì đó có ý nghĩa, gần gũi với họ. Ví dụ, mình tên Tiến, bạn có thể gán cho hình ảnh Tiến lùn, đẹp trai, tóc quăn và thích mặc đồ trắng. Ấy là đã có hình ảnh cho mình, mỗi khi được nhắc đến tên mình tự động não bạn sẽ khơi lại hình ảnh mà không nhầm lẫn với ai khác.
5. Liên tưởng mặt người ấy với cái tên với một hình ảnh nào đó. Có một ví dụ gần đây giải thích rất cụ thể cách này, các bạn xem hình sẽ rõ :3
Phép liên tưởng khuôn mặt, tên người với hình ảnh

6. Xem lại nhiều lần bảng tên hoặc danh thiếp của người giới thiệu. Khi có danh thiếp của khách, đừng vội cất đi mà hãy giữ trên tay, khi nói chuyện với họ thì mình có thể nhìn lại tên của họ trên đó. Cách này sẽ giúp mình nhớ tên với khuôn mặt người đối diện. Sau sự kiện, có thể lấy bút viết vào mặt sau danh thiếp một vài mô tả ngắn về người ấy (đừng ngại như thế sẽ làm bẩn danh thiếp bởi chỉ có bạn giữ nó, và nếu có ai biết cũng chẳng hề gì, cứ giải thích như trên là xong).
Phần chia sẻ cách nhớ tên người mới gặp của mình đến đây xin được kết thúc, nhường sân khấu lại cho các bạn tiếp tục trong phần bình luận ấy :D

Peter Tien

[Infographic] 12 đặc điểm nhận diện một vị sếp tồi

Thế nào là một vị sếp tồi? Câu hỏi đơn giản nhưng không dễ trả lời, bởi rất dễ đụng chạm tới suy nghĩ cá nhân mỗi người. Nhưng nhìn chung cũng có một vài đặc trưng giúp ta dễ dàng hơn trong việc nhận diện ra đó là một vị sếp được lòng nhân viên hay không, mà trong bài viết này mình gọi là sếp tồi.

Khi đi làm, không ai trong chúng ta không muốn gặp được một vị sếp tốt biết quan tâm, giúp đỡ cấp dưới nhưng sẽ thật kinh khủng nếu gặp phải một người sếp tồi. Nghĩ lại đã bao giờ bạn đánh giá sếp của mình? Mình dám cá câu trả lời tới 99,99% là có (mình không nói 100% vì hẳn có người mới đi làm, chưa có nhận xét gì :P ) dù là hữu ý hay vô tình, với người ngoài hoặc trong thâm tâm.

Sếp tồi bị ví như "cơn ác mộng", "thảm họa" đối với các nhân viên trong công ti. Điều nguy hiểm nhất ở sếp tồi là họ khiến ngay cả công việc vui nhất cũng hóa thành công việc đáng sợ nhất và nhân viên thì luôn trong tâm trạng muốn nghỉ việc ngay lập tức.

Mình chọn việt hóa bài này cùng với infographic trước không có ý so sánh, đả kích những người được đánh giá không đẹp trong mắt người khác, cũng không để soi mói nhau nhưng cùng hướng tới xây dựng một thái độ, văn hóa ứng xử lịch thiệp, tốt đẹp hơn trong tương quan bình đẳng giữa người với người, đặc biệt khi đó là môi trường văn hóa nơi công ti, doanh nghiệp.

Và sếp tồi là sếp có những đặc điểm như được liệt kê trong infographic dưới đây:

12 đặc điểm nhận diện sếp tồi

Bạn đang làm việc với sếp tốt hay sếp tồi? :D Dám comment vô phần dưới đây hem :v

Nguồn: Business2Community

Peter Tien việt hóa


[Infographic] 12 đặc điểm nhận diện một vị sếp tốt

Không thiếu những trường hợp ai đó trong chúng ta rời khỏi công ti không phải vì công việc mà vì sếp của mình trong công ti.

Lãnh đạo kém dẫn đến hiệu quả kém. Chính vì lẽ đó, gặp được một vị sếp/nhà quản lí tốt, biết quan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh sẽ giúp chúng ta làm tốt hơn trong công việc hàng ngày.

12 đặc điểm này không chỉ dành cho các sếp trong công ti, mà còn áp dụng cho những nhà quản lí, leader, trưởng nhóm hay bất kì ai sắp trở thành "sếp" như thế hoặc ngay cả khi không trong những vai trò ấy thì cũng nên xem qua để tích lũy thêm kiến thức giao tiếp với mọi người chung quanh dễ dàng hơn.

Chúng ta cùng khám phá 12 đặc điểm nhận diện một vị sếp tốt nhé:
12 đặc điểm nhận diện một vị sếp tốt
Bạn có nghĩ mình có đủ cả 12 đặc điểm trên đây? Hay còn đặc điểm, kĩ năng nào bạn nghĩ còn thiếu trong infographic này, cùng chia sẻ trong phần bình luận dưới đây nhé :)

Nguồn: Business2Community

Peter Tien việt hóa

Vì sao nhân viên thường không nói lên suy nghĩ của mình trong công ti?

Thay vì lên tiếng cho biết họ thấy có điểm bất thường hoặc một gợi í hay mà họ ngĩ ra, nhiều nhân viên lại chọn cách giữ im lặng.

Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi nêu ra, tạp chí Personel Psychology đã thực hiện 3 cuộc nghiên cứu riêng rẽ với nhân viên làm trong phòng thí nghiệm, nhân viên chăm sóc y tế và nhân viên làm ở các ngành khác nhau và đây là những gì họ phát hiện:

- Một trong những lí do khiến nhân viên giữ im lặng vì họ cảm thấy "mình không có kí lô nào" trong mối quan hệ hoặc trong công ti. "Cảm giác mình không có quyền hạn gì khiến họ kém tự tin và bi quan hẳn đi, điều này làm họ nghĩ mình có nói cũng chẳng thay đổi được gì", Elizabeth Morrison, một trong số tác giả của nghiên cứu đồng thời là giáo sư tại Đại học New York cho biết. "Chính cảm giác "Sao phải xoắn" được tìm thấy nơi hầu hết mọi người trong cuộc nghiên cứu đã ức chế họ nói lên suy nghĩ."

- Nhân viên còn có xu hướng giữ im lặng trong nhiều vấn đề vì họ sợ bị trả thù. "Do cảm thấy mình yếu thế dẫn tới họ ngày càng ngĩ lên tiếng sẽ khiến họ gặp rủi ro, nguy hiểm." Bà Morrison cho biết.

Tuy nhiên, giữ im lặng như thế, đặc biệt khi sai lầm đã được thấy rõ có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Để dẫn chứng, các tác giả nêu ra trường hợp vụ nổ ở Enron, vụ nổ tàu con thoi Columbia, vụ bê bối làm dụng tình dục trẻ em ở Penn State và lỗi công tắc bộ phận đánh lửa trên xe hãng GM. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã ghi rằng: "Trong mỗi trường hợp đều có người nhận thức được mối nguy hiểm hoặc vấn đề tiềm tàng, nhưng họ đã không nói và làm tình hình thêm xấu đi"

Để hạn chế vấn đề giữ im lặng nơi nhân viên, các tác giả cho biết điều quan trọng nằm ở nhà quản lí làm thế nào tạo ra được một môi trường làm việc giảm bớt áp lực cho nhân viên. Bà Morrison cho hay, các nhà quản lí cần truyền đạt sự cởi mở chân thật ngay từ đầu để khuyến khích mọi người giao tiếp với nhau nhiều hơn nữa.

Bà Morrison cũng gợi í ra nhiều điều các nhà quản lí có thể làm để khuyến khích nhân viên bằng cách:

  • Tư vấn: Nếu người quản lí biết cách tạo ra đối thoại ngay từ đầu thì các nhân viên dần dần sẽ tự khắc tham gia vào ngay cả khi họ không được nói tới.
  • Động viên (Follow up): Khi nhân viên đóng góp í kiến (nhiều lần) mà không được hồi đáp, dần dần họ càng có khuynh hướng giữ im lặng, không tham gia vào cuộc nói chuyện nữa.
  • Thừa nhận những yếu kém và sai lầm: Khiêm tốn và chấp nhận sự bất toàn nơi người khác sẽ tạo ra môi trường an toàn cho nhân viên khi đối diện với khủng hoảng hoặc khi cần nêu ra vấn đề.

Ngoài ra, bất kì điều gì giúp giảm thiểu khác biệt về sức mạnh và vai vế giữa nhà quản lí và nhân viên cũng góp phần tạo nên môi trường cho nhân viên thoải mái tâm lí và họ sẵn sàng nói lên tiếng nói của mình hơn bao giờ.

Bà Morrison cho hay nghiên cứu của bà cùng các đồng sự nhằm mục đích hiểu rõ hơn vì sao nhân viên thường giữ im lặng nơi công sở và làm thế nào để giảm thiểu xu hướng kìm giữ thông tin này, từ đó nhiều vấn đề và sai lầm nơi công sở có thể được tránh khỏi.

Vì sao nhân viên thường giữ im lặng trong công ti?


Nguồn: LinkedIn
Peter Tien lược dịch