Ăn trái cây sau bữa cơm sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hóa, từ đó dễ dẫn đến việc tăng cân hoặc phát sinh bệnh béo phì.
Đa số mọi người đều có thói quen ăn trái cây sau bữa cơm và dùng chúng làm món tráng miệng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn trái cây ngay sau bữa cơm là một sai lầm về ăn uống, thói quen này có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Theo đó, thời gian tốt nhất để bạn ăn trái cây là vào buổi sáng lúc bụng đói hoặc giữa các bữa ăn như: giữa bữa ăn sáng và ăn trưa hoặc giữa bữa trưa và bữa tối. Nếu bạn ăn trái cây cùng với một bữa ăn nặng hoặc ngay sau bữa ăn, chúng sẽ không được tiêu hóa đúng cách.
Ăn trái cây sau bữa cơm sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hóa, từ đó dễ dẫn đến việc tăng cân hoặc phát sinh bệnh béo phì. Cụ thể:
Ăn trái cây sau bữa cơm sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hóa, từ đó dễ dẫn đến việc tăng cân hoặc phát sinh bệnh béo phì. Cụ thể:
Bệnh về đường tiêu hóa
Trong các thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày thì đường, protein và chất béo là những thành phần chủ yếu. Thời gian lưu lại trong dạ dày của những loại thức ăn này cũng khác nhau, đường khoảng 1 tiếng, protein khoảng 2-3 tiếng, còn chất béo khoảng 5-6 tiếng. Khi ăn trái cây ngay sau bữa ăn, trái cây vốn là loại thức ăn tiêu hóa nhanh sẽ chịu ảnh hưởng của chất bột, protein và chất béo - là những chất tiêu hóa chậm, những thứ này thường lưu lại ở trong dạ dày khoảng 1-2 tiếng hoặc lâu hơn, sau đó được phân giải nhờ các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, sau khi phân giải mới hấp thụ vào ruột non.
Nếu hoa quả cũng bị chặn lại và lưu lại trong dạ dày cùng với các chất đó thì thành phẩn chủ yếu của hoa quả là đường sẽ phát sinh phản ứng lên men dưới nhiệt độ cao trong dạ dày, tạo ra cồn và độc tố, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Gây ảnh ưởng không tốt cho đường tiêu hóa, dẫn đến các chứng bệnh như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Sưng phù tuyến giáp trạng phi điển hình
Trong hoa quả có chứa hợp chất xeton, nếu như bị ngăn cách trong dạ dày mà không thể kịp thời tiêu hóa hấp thụ vào ruột non, hoa quả sẽ nhờ tác dụng của vi khuẩn trong dạ dày chuyển hóa thành axits gốc OH2, hơn nữa trong rau tươi được hấp thụ vào có chứa nhiều muối axit sunphuric, do tác dụng của hai hợp chất hóa học này, sẽ gây rối loạn tuyến giáp trạng, dẫn đến sưng phù tuyến giáp trạng điển hình.
Đầy bụng, tiêu chảy
Nếu ăn đồ ăn là tôm, cua, cá… giàu hàm lượng canxi, thì sau bữa ăn nên ăn ít hoa quả, đặc biệt là quýt, lựu, nho… Bởi vì canxi sẽ kết hợp với axit tannic trong trái cây hình thanh nên một hợp chất rắn là axits tannic canxi. Điều này không chỉ giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…
Theo Tiền Phong