Showing posts with label kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label kinh doanh. Show all posts

10 đặc điểm chung của những nhà lãnh đạo thành công nhất thế giới

10 đặc điểm chung của những nhà lãnh đạo thành công nhất thế giới

Bạn đã bao giờ thắc mắc những nhà lãnh đạo thành công chắc có gì đó hơn người mới trở nên thành công được như vậy? Thực ra, chính những người thành công thừa nhận họ không thông minh hơn, may mắn hơn, tài năng hơn, xinh trai đẹp gái hơn, có đặc quyền hơn, hay tự tin hơn so với những người kém thành công hơn họ.

Vậy điều gì dẫn họ đến với thành công như vậy?

Ai cũng muốn thành công và thành công hơn nữa, thế nên đã có những nghiên cứu nghiêm túc cho vấn đề này và họ khám phá ra những nhà lãnh đạo thành công là người:

#1 - Tin người và được người tin. Lí thuyết gia về quản trị Simon Sinek gợi ý rằng nhà lãnh đạo tài ba phải làm sao đưa nhân viên vào được một vòng tròn an toàn, trong đó mọi người đều tin tưởng lẫn nhau.

#2 - Đặt tâm trí vào công việc. Nhà văn kiêm diễn giả Robert Greene từng thực hiện phỏng vấn và phân tích đời sống của những người mà ông gọi là “bậc thầy” và phát hiện ra một điều đơn giản mà thú vị là những nhà lãnh đạo thành công nhất đều đặt hết tâm trí của họ vào công việc và sự thành công. Thành công, theo như Robert, thường là kết quả của sự kiên trì và tình yêu vào những gì bạn đang làm.

#3 - Nhạy cảm và linh hoạt. Nhà nghiên cứu Jeffrey Pfeffer đã thực hiện một cuộc nghiên cứu dựa các nhà lãnh đạo vĩ đại trong lịch sử và rút ra kết luận việc nhìn ra và nhạy cảm với nhu cầu của người khác, và sau đó là khéo léo điều chỉnh vị trí của bạn cho phù hợp, chính là chìa khóa để lãnh đạo thành công.

#4 - Sáng tạo. Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết mọi người sẽ chọn nhẹ lánh nặng, nhưng những người thành công lại chọn cách làm theo hướng sáng tạo sao cho công việc đạt hiệu quả nhất có thể, và đó chính là con đường dẫn đến thành công, luôn luôn là như vậy.

#5 - Sẵn sàng thất bại. Những nhà lãnh đạo thành công đều sẵn sàng chấp nhận thất bại để thành công. Họ không từ bỏ khi đối mặt với thất bại, nhưng lấy đó làm đòn bẩy, rút ra kinh nghiệm để hướng tới thành công trong tương lai.

#6 - Chăm chỉ. Nhà văn Richard St. John từng phỏng vấn hơn 500 người thành công và nhận thấy họ đều là những người làm quá giờ nhưng không theo kiểu vắt kiệt sức vì họ yêu những gì họ làm (xem lại đặc điểm #2). Họ sẽ dành 80% thời gian của họ để làm công việc yêu thích, và chỉ 20% thời gian vào công việc cần thiết nhưng họ không yêu thích.

#7 - Vui vẻ. Thành công chưa chắc mang lại niềm vui nhưng chính niềm vui mở lối tới thành công. Người biết tìm ra niềm vui trong cuộc sống và công việc tự khắc cũng thấy thành công hơn.

#8 - Nhạy bén. Là người đi tiên phong, bạn phải chịu trả một cái giá đắt đỏ và nhiều căng thẳng. Nhưng là người nhạy bén, bạn đi theo xu hướng thành công của người đi trước và những người này thường khả năng thành công cũng cao hơn.

#9 - Vận động não nhiều hơn gấp 10 lần. Trưởng bộ phận Google X, Astro Teller, từng nói: “Làm một điều gì đó tốt hơn 10 lần thì dễ hơn là khiến nó tốt thêm 10%”. Lí do là vì bạn sẽ phải suy nghĩ mọi thứ lại từ đầu, nghĩ về toàn bộ qui trình từ đầu tới cuối cũng như bỏ qua những qui tắc cũ kĩ, không hợp thời.

#10 - Làm việc nhóm. Những nhà lãnh đạo thành công không bao giờ làm việc một mình; bao quanh họ luôn là mạng lưới đa dạng kiểu người và những con người họ có thể kết nối tới. Mạng lưới con người này càng lớn thì họ càng dễ kiếm được việc tốt hơn, mang đến khả năng sáng tạo và thành công hơn những người khác.

Nhưng trên hết những điều kể trên đó là họ được làm việc để cải thiện chính bản thân, từ đó sống vui và có ích hơn trong xã hội.


Cuối cùng, một câu hỏi nhỏ cho các bạn, bạn có những đặc điểm nào trong những điều trên đây? Hay còn có đặc điểm nào bạn muốn thêm vào danh sách này? Rất mong nhận được thêm ý kiến đóng góp của tất cả mọi người. 



Peter Tien

[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua

Có một câu nói, hình như của Abraham Lincoln, rằng: "Bạn có thể làm vừa lòng một vài người vào mọi thời điểm, bạn có thể làm mọi người hài lòng vào một vài thời điểm, nhưng bạn không thể làm vừa lòng hết mọi người vào mọi thời điểm."

Trong kinh doanh, doanh nghiệp gặp phải khách hàng than phiền là điều không thể tránh khỏi nhưng chính cách bạn ứng phó với những than phiền tiềm tàng khả năng quyết định sự thành bại của cả doanh nghiệp. Hành động bỏ qua những khách hàng nóng tính hoặc làm ngơ lời nói của khách hàng có thể trở thành con thú dữ quay lại cắn bạn một khi lời đồn được truyền đi rộng rãi. Chỉ cần một chút lắng nghe, thấu hiểu vấn đề và điều chỉnh cho sự việc đi đúng hướng có thể sinh lại nhiều kết quả đầy bất ngờ.

Dưới đây là infographic nêu ra 25 kỹ năng không thể bỏ qua cho người làm dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bất luận kiểu khách hàng nào bạn gặp phải thì những kỹ năng này sẽ giúp bạn giải quyết với khách hàng, dù khó tính tới mấy cũng trở nên lạc quan và quay trở lại với bạn thường xuyên hơn.

[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua
[Infographic] Top 25 kỹ năng chăm sóc khách hàng không thể bỏ qua


Peter Tien

Chiến lược thương hiệu: Vũ khí bí mật cuả người làm marketing

Posted by Tiến Tô , , No comments
Chiến lược thương hiệu: Vũ khí bí mật cuả người làm marketing

Tiếp thị (Marketing) không đi đôi với xây dựng thương hiệu (Branding) không khác gì đi câu mà không đem lưỡi câu

Nói tới marketing tức là bạn truyền ra thông điệp, đó là điều hiển nhiên và kết quả nhận về có thể thể hiện ở chốt sales và có được khách hàng mới. Nhưng liệu còn có gì khác nữa ẩn sau những từ ngữ kia? Như chuyên gia marketing James Heaton ví von, marketing là phương pháp đấy thông điệp ra bên ngoài, còn branding lại là phương pháp kéo, thu hút khách hàng. Trong khi chiến dịch marketing có thể chuyển đổi một khách hàng tiềm năng thành người mua hàng thì thương hiệu (brand) của bạn là cái quyết định thành bại của doanh nghiệp về mặt lâu dài. Trong một kịch bản lí tưởng, có nhiều việc phải làm hơn chỉ đơn thuần xây dựng những thông điệp. Xây dựng chiến lược thương hiệu cho phép bạn định vị doanh nghiệp của bạn một cách vững chắc, dựng xây các mối quan hệ có giá trị và giữ chân khách hàng trong thời gian về dài về lâu.

Trong thế giới lí tưởng, nếu bạn có thể làm branding đi trước marketing thì tốt quá. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa đã quá trễ để bắt đầu xây dựng một kế hoạch branding cho tương lai. Khi đã bắt tay vào làm bạn sẽ thấy những lợi ích to lớn đến kế hoạch marketing lẫn kết quả thu về. Trong phần dưới đây sẽ nói về một số vũ khí bí mật cho bạn làm marketing, giúp định hình cốt lõi doanh nghiệp của bạn:

Branding = Trải nghiệm

Nhiều nhà marketing vẫn đang loay hoay nghĩ ra những câu slogan thật hấp dẫn nhưng thực tế có mấy khi khách hàng nghe ngay theo những lời “đường mật” này mà mua hàng. Theo nhà thần kinh học Douglas Van Praet thì động lực thực sự thúc đẩy người dùng chủ yếu nằm ở ý tưởng về sự nhịp điệu và kí ức. Trong khi một chiến dịch marketing hay “ve kêu”, đáng nhớ thì một thương hiệu với bản chất được định nghĩa rõ ràng lại gần gũi với khách hàng hơn vì nó mang tính tạo ra trải nghiệm nhiều hơn, đơn cử như trường hợp hãng Apple.

Chuyên gia Steve Manning tin rằng khác biệt của một thương hiệu nằm giữa hàng hóa và trải nghiệm. Khi mua hàng, người dùng dựa trên những yếu tố như giá cả có rẻ không, có tiện để mua không... mà phần lớn những điều này đều có trong quá trình khảo sát khi làm marketing ngoài lề một chiến lược lớn hơn. Tuy nhiên, branding có thể biến đổi công ti của bạn thành một trải nghiệm và sản phẩm của bạn trở thành một công cụ cho khách hàng đạt đến một lối sống nhất định.

Bằng cách định nghĩa cái nhìn toàn cảnh cho công ti, bạn có thể tạo ra nhiều hơn những trải nghiệm trong thông điệp marketing, phản ánh lên giá trị cốt lõi, nhiệm vụ và bản chất của thương hiệu. Bạn có thể xác định vị trí sản phẩm trong cuộc sống khách hàng như thế nào, thay vì chỉ chú trọng vào những thuộc tính sản phẩm. Những trải nghiệm này có thể hình thành nên kí ức, mang ý nghĩa truyền cảm hứng mua hàng nhiều hơn những thông điệp marketing được viết hay, viết tốt mà lạc lõng, rời rạc.

Định vị thương hiệu - Chuyện không của riêng ai

Mọi chiến lược thương hiệu được chuẩn bị tốt nên bao gồm hoạt động định vị thương hiệu trong đó. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới định vị thương hiệu gồm:
  1. Cá nhân hóa người dùng và thị trường mục tiêu
  2. Sản phẩm hoặc Dịch vụ
  3. Các yếu tố tạo sự khác biệt
  4. UVP (Unique Value Proposition)
Câu hỏi đặt ra cho bạn là liệu có cách nào để làm tiếp thị mà không cần cất công xây dựng hoặc đặt ra những yếu tố trên mỗi khi tạo ra một nội dung mới? Câu trả lời là có, nhưng hiệu quả sẽ kém đi phần nào.

Lâu nay, các nhà quảng cáo quen sử dụng một khái niệm gọi là “tần suất hiệu quả”, theo đó số lần cho mỗi một khách hàng tiềm năng tiếp xúc với thương hiệu phải đạt tối thiểu 3 lần trước khi họ cảm thấy quen thuộc hoặc tin vào thương hiệu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc truyền tải UVP, các yếu tố tạo sự khác biệt hoặc tiếp cận đối tượng mục tiêu, sẽ rất khó cho bạn đạt được tần suất hiệu quả này.

Branding tạo ra những nhà truyền giáo cho thương hiệu của bạn

Nếu một nội dung hay (hay thực sự) trong chiến dịch content marketing chuyển đổi được một vài khách hàng tiềm năng thành người mua hàng, thế thì hiệu quả đầu tư (ROI - Return Of Investment) ở đây là gì? Có thể rất nhiều cũng có khi rất ít, nhưng chung qui bạn phải chắc được đây sẽ là nguồn lợi lâu dài. Như Heaton đã nhấn mạnh, marketing là cách thu giữ sales, nhưng chính branding mới là cách tạo ra được “khách hàng trung thành, những người ủng hộ hay thậm chí là những người truyền giáo”, những người tin tưởng tuyệt đối và đi truyền bá, bảo vệ thương hiệu của bạn một cách tự nguyện. Luôn nhớ rằng content marketing là tài sản thuộc sở hữu của riêng bạn, do đó hãy đảm bảo nó là một sự đầu tư đúng nghĩa.

Sự khác biệt giữa marketing và branding có thể nằm ở cách khách hàng được đối đãi hoặc cảm nhận được một khi họ mua hàng lần đầu tiên ở nơi bạn. Một chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ không chỉ dừng lại ở ngưỡng tác động lên các thông điệp tiếp thị mà khách hàng tiềm năng tương tác thường xuyên, nó sẽ thâm nhập vào mọi cấp độ trong doanh nghiệp, từ những khách hàng ủng hộ, ngấm sâu đến các chính sách của bạn. Một loạt các trải nghiệm liên tục đến từ branding và được chấp nhận bởi tất cả các cấp trong công ti bạn chính là điều tạo ra khách hàng sau này.

Nguồn: Business2community
Peter Tien

Bài học để lại từ diễn viên hài Robin Williams cho các nhà digital marketing


Bài học digital marketing từ diễn viên hài quá cố Robin Williams


Robin Williams, bạn có thể đã nghe qua cái tên này hoặc chưa, còn mình biết đến ông nhờ một người bạn giới thiệu bộ phim Bicentennial Man, ở trên các kênh truyền hình Vietnam dịch là Người hai trăm tuổi (đây cũng là một bộ phim kinh điển của ông, sau lời giới thiệu của thằng bạn thì mình có về xem và đánh giá bộ phim này đạt điểm 8/10). Ngoài bộ phim Bicentennial Man, ông còn tham gia nhiều bộ phim khác nữa và để lại những câu nói truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh. Dưới đây là trích dẫn một vài câu nói của Robin Williams có thể giúp hướng dẫn bạn phần nào trong hoạt động digital marketing.

“Bạn muốn mình trở thành gì trong thế giới, tôi muốn nói là trong toàn thế giới này luôn ấy? Bạn muốn mình trở thành gì? Hãy nhắm mắt lại và suy nghĩ về điều ấy.” - R.Wiliiams, August Rush (2007)

Bạn muốn mình là ai trong thế giới, trong mắt đối tượng mục tiêu? Đáng ngạc nhiên là hầu hết các nhà marketing đều không trả lời được câu hỏi này, họ không hình dung được mình trông đẹp xấu ra sao trước khi bắt tay thực hiện chiến dịch marketing. Hãy dành thời gian cho câu hỏi công ti của tôi, thương hiệu của tôi là gì. Một ý tưởng mạnh mẽ cho những gì bạn tuyên bố sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hướng tạo nội dung sao cho hấp dẫn được đối tượng trong tương lai và đâu là điều khách hàng mong đợi ở bạn.

“Nó giống như cầm cương một con ngựa thần kinh để đưa nó về trạng thái ổn định.” - R.Williams, The Birdcage (1996)

Áp dụng vào digital marketing, ở đây ta đang nói tới việc định nghĩa một chiến dịch với mục tiêu SMART. SMART ở đây viết tắt từ các chữ Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường), Attainable (có thể đạt được), Realistic (thực tế) và Timely (đúng hạn). Không có những điều này, kết quả của bạn chỉ như một đống hỗn độn, vô định. Bạn sẽ thấy như đi trên một chuyến đi mà không rõ ở điểm đến là thành công hay thất bại.

“Có lúc cần liều lĩnh, lại có lúc phải cẩn thận, và một người thông thái hiểu khi nào cần vận dụng cái nào.” - R.Williams, Dead Poets Society (1989)

Có một ranh giới rõ ràng giữa chiến thuật SEO mũ trắng và SEO mũ đen. Vận dụng chiến thuật SEO như thế nào cho linh động, phù hợp là điều bạn cần suy xét chu đáo để không bị Google trừng phạt. Nếu thấy nghi vấn điều gì, bạn có thể xem lại hướng dẫn của Google, nhưng lời khuyên luôn là tránh xa những chiêu trò và tập trung vào xây dựng website hữu ích và hấp dẫn vì người dùng.

“Sẽ có lúc bạn gặp khó khăn, nhưng chính khi đó là những khoảng thời gian đánh thức bạn nhớ lại những thứ bạn đã không để ý tới.” - R.Williams, Goodwill Hunting (1997)

Chờ phone không thấy, không có thêm thông tin khách hàng tiềm năng, hay doanh số tụt giảm là dấu hiệu cho thấy website của bạn cần được tối ưu hóa chuyển đổi hoặc có thể bạn đã thiếu phần nào quan trọng trong quá trình bán hàng, khiến lượng khách hàng tụt giảm. Trong kinh doanh, Doanh nghiệp nào cũng có lúc lên xuống như nhau, nhưng quan trọng là doanh nghiệp biết tìm ra và khắc phục những yếu điểm của mình thì sẽ đứng vững và bền đỗ tới cùng.

“Hiện tượng thống trị vũ trụ! Không gian sống quá nhỏ bé.” - R.Williams, Aladdin (1992)

Google thống trị Internet trong khi đất sống cho doanh nghiệp lại quá bé nhỏ. Để giữ được mảnh đất nhỏ bé này thì bạn phải biết kết hợp những chiến thuật sao cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp như tối ưu hóa website và tạo ra những nội dung hay, hấp dẫn đúng đối tượng vào trang web của bạn mỗi ngày...

Và cuối cùng...

Digital marketing biến đổi từng ngày, và đôi khi nó diễn ra quá đỗi nhanh chóng. Hãy bình tĩnh, từng bước áp dụng chúng cho doanh nghiệp và nếu tất cả đều thất bại, thì có lẽ lúc đó bạn sẽ nhận ra...

“Điều đúng là điều còn lại sau tất cả những gì bạn đã làm sai.” - R.Williams


Theo Search Engine People
Peter Tien lược dịch

Chia sẻ một vài cách giúp nhớ lâu tên người mới gặp mặt

Bạn tự tin có trí nhớ tốt? Chúc mừng! Bạn có thể nhớ tên người mới gặp và xưng tên với bạn? Tuyệt vời! Mình thì trước hay gặp vấn đề với tên người lắm, mới giới thiệu đó chừng vài giây sau là như gió thoảng mây bay, nhưng từ khi gặp được bí kíp thì giờ đây chuyện đó đã là một thời dĩ vãng. Xin được chia sẻ sau đây với mọi người một vài cách giúp nhớ lâu hơn tên người mới gặp (dĩ nhiên còn có nhiều cách khác và pro hơn giúp nhớ tên người, ở đây mình chỉ nêu ra cách mình biết, bạn còn biết cách nào khác cứ comment vào để cùng chia sẻ nhé):
Chia sẻ một vài cách giúp nhớ lâu tên người mới gặp mặt

1. Chú ý tới tên người được giới thiệu. Cách này nghe tưởng hiển nhiên nhưng không dễ chút nào, nhất là khi họ giới thiệu xong là bắt đầu ngay câu chuyện với các câu hỏi theo sau. Bạn bị phân tâm bởi những câu hỏi và quên mất tên người ấy. Hoặc khi được giới thiệu với nhiều người cùng lúc cũng làm mình khó nhớ được ai với ai, thế nên hãy cố gắng vận dụng trí óc để nhớ tên mỗi người.
2. Nói ra tên của người được giới thiệu (càng sớm càng tốt). Lặp lại tên của người ấy và sử dụng trong lời nói, ví dụ như khi mình giới thiệu tên với bạn thì có thể đáp: “Ồ rất vui được gặp anh Tiến. Trông anh đẹp trai vãi, đẹp hơn cả hình trên Facebook”.
3. Thể hiện quan tâm đến tên người giới thiệu. Ví dụ, bạn được giới thiệu với một người tên Thúy thì bạn có thể hỏi đại loại như: “Chữ Thúy “y” dài hay “i” ngắn?” :v Đùa thôi, đây chỉ là ví dụ, trong thực tế bạn có thể hỏi kiểu như tên đó có nghĩa là gì hay khen tên của người ấy chẳng hạn. Đừng có thô bỉ như mình là được :D
4. Liên tưởng tên với thứ gì đó có ý nghĩa, gần gũi với họ. Ví dụ, mình tên Tiến, bạn có thể gán cho hình ảnh Tiến lùn, đẹp trai, tóc quăn và thích mặc đồ trắng. Ấy là đã có hình ảnh cho mình, mỗi khi được nhắc đến tên mình tự động não bạn sẽ khơi lại hình ảnh mà không nhầm lẫn với ai khác.
5. Liên tưởng mặt người ấy với cái tên với một hình ảnh nào đó. Có một ví dụ gần đây giải thích rất cụ thể cách này, các bạn xem hình sẽ rõ :3
Phép liên tưởng khuôn mặt, tên người với hình ảnh

6. Xem lại nhiều lần bảng tên hoặc danh thiếp của người giới thiệu. Khi có danh thiếp của khách, đừng vội cất đi mà hãy giữ trên tay, khi nói chuyện với họ thì mình có thể nhìn lại tên của họ trên đó. Cách này sẽ giúp mình nhớ tên với khuôn mặt người đối diện. Sau sự kiện, có thể lấy bút viết vào mặt sau danh thiếp một vài mô tả ngắn về người ấy (đừng ngại như thế sẽ làm bẩn danh thiếp bởi chỉ có bạn giữ nó, và nếu có ai biết cũng chẳng hề gì, cứ giải thích như trên là xong).
Phần chia sẻ cách nhớ tên người mới gặp của mình đến đây xin được kết thúc, nhường sân khấu lại cho các bạn tiếp tục trong phần bình luận ấy :D

Peter Tien

[Infographic] 12 đặc điểm nhận diện một vị sếp tồi

Thế nào là một vị sếp tồi? Câu hỏi đơn giản nhưng không dễ trả lời, bởi rất dễ đụng chạm tới suy nghĩ cá nhân mỗi người. Nhưng nhìn chung cũng có một vài đặc trưng giúp ta dễ dàng hơn trong việc nhận diện ra đó là một vị sếp được lòng nhân viên hay không, mà trong bài viết này mình gọi là sếp tồi.

Khi đi làm, không ai trong chúng ta không muốn gặp được một vị sếp tốt biết quan tâm, giúp đỡ cấp dưới nhưng sẽ thật kinh khủng nếu gặp phải một người sếp tồi. Nghĩ lại đã bao giờ bạn đánh giá sếp của mình? Mình dám cá câu trả lời tới 99,99% là có (mình không nói 100% vì hẳn có người mới đi làm, chưa có nhận xét gì :P ) dù là hữu ý hay vô tình, với người ngoài hoặc trong thâm tâm.

Sếp tồi bị ví như "cơn ác mộng", "thảm họa" đối với các nhân viên trong công ti. Điều nguy hiểm nhất ở sếp tồi là họ khiến ngay cả công việc vui nhất cũng hóa thành công việc đáng sợ nhất và nhân viên thì luôn trong tâm trạng muốn nghỉ việc ngay lập tức.

Mình chọn việt hóa bài này cùng với infographic trước không có ý so sánh, đả kích những người được đánh giá không đẹp trong mắt người khác, cũng không để soi mói nhau nhưng cùng hướng tới xây dựng một thái độ, văn hóa ứng xử lịch thiệp, tốt đẹp hơn trong tương quan bình đẳng giữa người với người, đặc biệt khi đó là môi trường văn hóa nơi công ti, doanh nghiệp.

Và sếp tồi là sếp có những đặc điểm như được liệt kê trong infographic dưới đây:

12 đặc điểm nhận diện sếp tồi

Bạn đang làm việc với sếp tốt hay sếp tồi? :D Dám comment vô phần dưới đây hem :v

Nguồn: Business2Community

Peter Tien việt hóa


[Infographic] 12 đặc điểm nhận diện một vị sếp tốt

Không thiếu những trường hợp ai đó trong chúng ta rời khỏi công ti không phải vì công việc mà vì sếp của mình trong công ti.

Lãnh đạo kém dẫn đến hiệu quả kém. Chính vì lẽ đó, gặp được một vị sếp/nhà quản lí tốt, biết quan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh sẽ giúp chúng ta làm tốt hơn trong công việc hàng ngày.

12 đặc điểm này không chỉ dành cho các sếp trong công ti, mà còn áp dụng cho những nhà quản lí, leader, trưởng nhóm hay bất kì ai sắp trở thành "sếp" như thế hoặc ngay cả khi không trong những vai trò ấy thì cũng nên xem qua để tích lũy thêm kiến thức giao tiếp với mọi người chung quanh dễ dàng hơn.

Chúng ta cùng khám phá 12 đặc điểm nhận diện một vị sếp tốt nhé:
12 đặc điểm nhận diện một vị sếp tốt
Bạn có nghĩ mình có đủ cả 12 đặc điểm trên đây? Hay còn đặc điểm, kĩ năng nào bạn nghĩ còn thiếu trong infographic này, cùng chia sẻ trong phần bình luận dưới đây nhé :)

Nguồn: Business2Community

Peter Tien việt hóa

Vì sao nhân viên thường không nói lên suy nghĩ của mình trong công ti?

Thay vì lên tiếng cho biết họ thấy có điểm bất thường hoặc một gợi í hay mà họ ngĩ ra, nhiều nhân viên lại chọn cách giữ im lặng.

Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi nêu ra, tạp chí Personel Psychology đã thực hiện 3 cuộc nghiên cứu riêng rẽ với nhân viên làm trong phòng thí nghiệm, nhân viên chăm sóc y tế và nhân viên làm ở các ngành khác nhau và đây là những gì họ phát hiện:

- Một trong những lí do khiến nhân viên giữ im lặng vì họ cảm thấy "mình không có kí lô nào" trong mối quan hệ hoặc trong công ti. "Cảm giác mình không có quyền hạn gì khiến họ kém tự tin và bi quan hẳn đi, điều này làm họ nghĩ mình có nói cũng chẳng thay đổi được gì", Elizabeth Morrison, một trong số tác giả của nghiên cứu đồng thời là giáo sư tại Đại học New York cho biết. "Chính cảm giác "Sao phải xoắn" được tìm thấy nơi hầu hết mọi người trong cuộc nghiên cứu đã ức chế họ nói lên suy nghĩ."

- Nhân viên còn có xu hướng giữ im lặng trong nhiều vấn đề vì họ sợ bị trả thù. "Do cảm thấy mình yếu thế dẫn tới họ ngày càng ngĩ lên tiếng sẽ khiến họ gặp rủi ro, nguy hiểm." Bà Morrison cho biết.

Tuy nhiên, giữ im lặng như thế, đặc biệt khi sai lầm đã được thấy rõ có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Để dẫn chứng, các tác giả nêu ra trường hợp vụ nổ ở Enron, vụ nổ tàu con thoi Columbia, vụ bê bối làm dụng tình dục trẻ em ở Penn State và lỗi công tắc bộ phận đánh lửa trên xe hãng GM. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã ghi rằng: "Trong mỗi trường hợp đều có người nhận thức được mối nguy hiểm hoặc vấn đề tiềm tàng, nhưng họ đã không nói và làm tình hình thêm xấu đi"

Để hạn chế vấn đề giữ im lặng nơi nhân viên, các tác giả cho biết điều quan trọng nằm ở nhà quản lí làm thế nào tạo ra được một môi trường làm việc giảm bớt áp lực cho nhân viên. Bà Morrison cho hay, các nhà quản lí cần truyền đạt sự cởi mở chân thật ngay từ đầu để khuyến khích mọi người giao tiếp với nhau nhiều hơn nữa.

Bà Morrison cũng gợi í ra nhiều điều các nhà quản lí có thể làm để khuyến khích nhân viên bằng cách:

  • Tư vấn: Nếu người quản lí biết cách tạo ra đối thoại ngay từ đầu thì các nhân viên dần dần sẽ tự khắc tham gia vào ngay cả khi họ không được nói tới.
  • Động viên (Follow up): Khi nhân viên đóng góp í kiến (nhiều lần) mà không được hồi đáp, dần dần họ càng có khuynh hướng giữ im lặng, không tham gia vào cuộc nói chuyện nữa.
  • Thừa nhận những yếu kém và sai lầm: Khiêm tốn và chấp nhận sự bất toàn nơi người khác sẽ tạo ra môi trường an toàn cho nhân viên khi đối diện với khủng hoảng hoặc khi cần nêu ra vấn đề.

Ngoài ra, bất kì điều gì giúp giảm thiểu khác biệt về sức mạnh và vai vế giữa nhà quản lí và nhân viên cũng góp phần tạo nên môi trường cho nhân viên thoải mái tâm lí và họ sẵn sàng nói lên tiếng nói của mình hơn bao giờ.

Bà Morrison cho hay nghiên cứu của bà cùng các đồng sự nhằm mục đích hiểu rõ hơn vì sao nhân viên thường giữ im lặng nơi công sở và làm thế nào để giảm thiểu xu hướng kìm giữ thông tin này, từ đó nhiều vấn đề và sai lầm nơi công sở có thể được tránh khỏi.

Vì sao nhân viên thường giữ im lặng trong công ti?


Nguồn: LinkedIn
Peter Tien lược dịch