Tiếp thị
(Marketing) không đi đôi với xây dựng thương hiệu (Branding) không khác gì đi
câu mà không đem lưỡi câu
Nói tới marketing tức là bạn truyền ra thông điệp, đó là điều
hiển nhiên và kết quả nhận về có thể thể hiện ở chốt sales và có được khách
hàng mới. Nhưng liệu còn có gì khác nữa ẩn sau những từ ngữ kia? Như chuyên gia
marketing James Heaton ví von, marketing là phương pháp đấy thông điệp ra bên
ngoài, còn branding lại là phương pháp kéo, thu hút khách hàng. Trong khi chiến
dịch marketing có thể chuyển đổi một khách hàng tiềm năng thành người mua hàng
thì thương hiệu (brand) của bạn là cái quyết định thành bại của doanh nghiệp về
mặt lâu dài. Trong một kịch bản lí tưởng, có nhiều việc phải làm hơn chỉ đơn
thuần xây dựng những thông điệp. Xây dựng chiến lược thương hiệu cho phép bạn định
vị doanh nghiệp của bạn một cách vững chắc, dựng xây các mối quan hệ có giá trị
và giữ chân khách hàng trong thời gian về dài về lâu.
Trong thế giới lí tưởng, nếu bạn có thể làm branding đi trước
marketing thì tốt quá. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa đã quá trễ để bắt đầu
xây dựng một kế hoạch branding cho tương lai. Khi đã bắt tay vào làm bạn sẽ thấy
những lợi ích to lớn đến kế hoạch marketing lẫn kết quả thu về. Trong phần dưới
đây sẽ nói về một số vũ khí bí mật cho bạn làm marketing, giúp định hình cốt
lõi doanh nghiệp của bạn:
Branding
= Trải nghiệm
Nhiều nhà marketing vẫn đang loay hoay nghĩ ra những câu
slogan thật hấp dẫn nhưng thực tế có mấy khi khách hàng nghe ngay theo những lời
“đường mật” này mà mua hàng. Theo nhà thần kinh học Douglas Van Praet thì động
lực thực sự thúc đẩy người dùng chủ yếu nằm ở ý tưởng về sự nhịp điệu và kí ức.
Trong khi một chiến dịch marketing hay “ve kêu”, đáng nhớ thì một thương hiệu với
bản chất được định nghĩa rõ ràng lại gần gũi với khách hàng hơn vì nó mang tính
tạo ra trải nghiệm nhiều hơn, đơn cử như trường hợp hãng Apple.
Chuyên gia Steve Manning tin rằng khác biệt của một thương hiệu
nằm giữa hàng hóa và trải nghiệm. Khi mua hàng, người dùng dựa trên những yếu tố
như giá cả có rẻ không, có tiện để mua không... mà phần lớn những điều này đều
có trong quá trình khảo sát khi làm marketing ngoài lề một chiến lược lớn hơn.
Tuy nhiên, branding có thể biến đổi công ti của bạn thành một trải nghiệm và sản
phẩm của bạn trở thành một công cụ cho khách hàng đạt đến một lối sống nhất định.
Bằng cách định nghĩa cái nhìn toàn cảnh cho công ti, bạn có thể
tạo ra nhiều hơn những trải nghiệm trong thông điệp marketing, phản ánh lên giá
trị cốt lõi, nhiệm vụ và bản chất của thương hiệu. Bạn có thể xác định vị trí sản
phẩm trong cuộc sống khách hàng như thế nào, thay vì chỉ chú trọng vào những
thuộc tính sản phẩm. Những trải nghiệm này có thể hình thành nên kí ức, mang ý
nghĩa truyền cảm hứng mua hàng nhiều hơn những thông điệp marketing được viết
hay, viết tốt mà lạc lõng, rời rạc.
Định vị
thương hiệu - Chuyện không của riêng ai
Mọi chiến lược thương hiệu được chuẩn bị tốt nên bao gồm hoạt
động định vị thương hiệu trong đó. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới định vị
thương hiệu gồm:
- Cá nhân hóa người dùng và thị trường mục tiêu
- Sản phẩm hoặc Dịch vụ
- Các yếu tố tạo sự khác biệt
- UVP (Unique Value Proposition)
Câu hỏi đặt ra cho bạn là liệu có cách nào để làm tiếp thị mà
không cần cất công xây dựng hoặc đặt ra những yếu tố trên mỗi khi tạo ra một nội
dung mới? Câu trả lời là có, nhưng hiệu quả sẽ kém đi phần nào.
Lâu nay, các nhà quảng cáo quen sử dụng một khái niệm gọi là “tần
suất hiệu quả”, theo đó số lần cho mỗi một khách hàng tiềm năng tiếp xúc với
thương hiệu phải đạt tối thiểu 3 lần trước khi họ cảm thấy quen thuộc hoặc tin
vào thương hiệu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc truyền tải UVP, các yếu tố tạo
sự khác biệt hoặc tiếp cận đối tượng mục tiêu, sẽ rất khó cho bạn đạt được tần suất hiệu
quả này.
Branding
tạo ra những nhà truyền giáo cho thương hiệu của bạn
Nếu một nội dung hay (hay thực sự) trong chiến dịch content
marketing chuyển đổi được một vài khách hàng tiềm năng thành người mua hàng, thế
thì hiệu quả đầu tư (ROI - Return Of Investment) ở đây là gì? Có thể rất nhiều
cũng có khi rất ít, nhưng chung qui bạn phải chắc được đây sẽ là nguồn lợi lâu
dài. Như Heaton đã nhấn mạnh, marketing là cách thu giữ sales, nhưng chính
branding mới là cách tạo ra được “khách hàng trung thành, những người ủng hộ
hay thậm chí là những người truyền giáo”, những người tin tưởng tuyệt đối và đi
truyền bá, bảo vệ thương hiệu của bạn một cách tự nguyện. Luôn nhớ rằng content
marketing là tài sản thuộc sở hữu của riêng bạn, do đó hãy đảm bảo nó là một sự
đầu tư đúng nghĩa.
Sự khác biệt giữa marketing và branding có thể nằm ở cách
khách hàng được đối đãi hoặc cảm nhận được một khi họ mua hàng lần đầu tiên ở
nơi bạn. Một chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ không chỉ dừng lại ở ngưỡng tác
động lên các thông điệp tiếp thị mà khách hàng tiềm năng tương tác thường
xuyên, nó sẽ thâm nhập vào mọi cấp độ trong doanh nghiệp, từ những khách hàng ủng
hộ, ngấm sâu đến các chính sách của bạn. Một loạt các trải nghiệm liên tục đến
từ branding và được chấp nhận bởi tất cả các cấp trong công ti bạn chính là điều
tạo ra khách hàng sau này.
Nguồn: Business2community