Chuyện bức tường biết tè này ngỡ hoang đường nhưng có thật 100%, nếu bạn tè vào nó sẽ bị nó tè ngược lại bạn. Đây là kết quả từ nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong nỗ lực hạn chế và đi đến chấm dứt nạn tiểu đường thường thấy nơi công cộng.
Đội ngũ các nhà khoa học tại Ultratech International vừa qua đã công bố với thế giới một phát minh có thể làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của những người hay đi tiểu nơi công cộng, theo đó một loại sơn mới có thể khiến nước tiểu hoặc bất kì chất lỏng nào dội ngược trở ra mà không thấm vào tường hoặc chảy xuống như thông thường. Để có được điều này, các nhà khoa học đã dùng đến công nghệ nano, các thành phần có kích thước vô cùng nhỏ, và tạo ra được loại sơn có tính kháng nước cực mạnh. Khi chất lỏng tiếp xúc với bề mặt được sơn loại sơn này sẽ không thấm vào mà bị đẩy ra, trong trường hợp con người tiểu vào tường, lớp sơn sẽ đẩy nước tiểu bật ngược trở lại xuất phát điểm:
"Nước tiểu sẽ dội ngược trở lại giày hoặc ống quần của người đi tiểu. Ý tưởng ở đây là khiến họ nghĩ kĩ trước đi tiểu nơi công cộng", Rachel Gordon, nữ phát ngôn của Public Works Department nói với hãng tin Reuters.
Hiện tại công nghệ này mới chỉ được áp dụng ở Hamburg, nước Đức, nơi được xem là thành phố tiệc tùng và là nơi có tỉ lệ người dân đi tiểu nơi công cộng cực cao. Nước tiểu chảy lênh láng từ tường xuống đường, mùi hôi bốc lên nặng nề, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân địa phương cũng như người qua đường. Nó còn gây ảnh hưởng tới cả tỉ lệ khách du lịch tới địa phương, thế nên giải quyết vấn nạn là điều cấp thiết. Chính quyền tại Fog City thậm chí còn ban bố lệnh cấm đi tiểu nơi công cộng từ năm 2002, thế nhưng tình trạng vẫn không suy giảm phần nào, người dân đã gửi lên chính quyền thành phố hơn 5.500 yêu cầu rửa sạch vỉa hè có liên quan tới nước tiểu chỉ trong sáu tháng đầu năm 2013.
Nhìn lại Vietnam, chúng ta không xa lạ gì hình ảnh những người tiểu nơi công cộng, còn được đặt cái tên thân thiện là "người mắc bệnh tiểu đường". Họ có thể là bất kì ai, trẻ con, thanh niên, trung niên, người say rượu, người qua đường... Các bạn nghĩ sao nếu công nghệ này được áp dụng vào Vietnam? Liệu có khả thi trong việc hạn chế nạn đi tiểu nơi công cộng? Cùng góp ý trong phần bình luận nhé, và nếu thấy nội dung này hay, đừng ngại chia sẻ nó đến với bạn bè của bạn ;-)
Peter Tien