Trong tương lai việc học ngoại ngữ, học võ, học lái máy bay hay bất kì kiến thức nào của nhân loại sẽ diễn ra trong tích tắc bằng cách “tải” dữ liệu đó trực tiếp vào não tương tự như trong phim Ma Trận trình chiếu năm 1999.
Nhớ hồi nhỏ khi lần đầu mình coi phim Ma Trận đã rất ấn tượng
khi thấy các nhân vật trong phim có thể học nhanh Kung Fu, cách lái máy bay
hiện đại, hay bất kì kiến thức nào chỉ trong vài giây bằng cách “tải kiến thức”
đó vào não, thật sự vô cùng ảo diệu và từ đó tới nay vẫn ước gì mình cũng được
như vậy (và chắc chắn không phải chỉ mỗi mình ước vậy đâu). Điều viễn tưởng đó nay
đang dần trở thành hiện thực khi các nhà khoa học tại California (Mỹ) bước đầu
thành công trong công nghệ kích thích não và đã có tác dụng nhất định trên đối
tượng thử nghiệm.
Đột phá trên được
thực hiện do một nhóm các nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm HRL, dẫn đầu bởi
tiến sĩ Matthew Phillips, nhằm thử nghiệm “cấy ghép” tín hiệu não của những phi
công lão luyện vào những người mới bắt đầu tập trong các phòng mô phỏng bay. Và
kết quả đã khiến họ không khỏi bỡ ngỡ pha lẫn vui sướng.
Đầu tiên, họ (các nhà khoa học) đo đạc sóng não của 6 phi công quân
đội và dân sự dày kinh nghiệm khi họ thao tác trong phòng mô phỏng bay và tiến
hành cô lập những tín hiệu sóng não được cho là gắn liền với kĩ năng bay nhất
định. Sau đó, 32 phi công mới vào nghề được mời tới, chia làm 2 nhóm và cho thực
hiện cùng bài mô phỏng bay như trên. Tuy nhiên, lần này một nhóm được cho đeo
một chiếc mũ có gắn nhiều điện cực và được kích thích não bằng những tín hiệu điện
thế yếu (kĩ thuật này được gọi là transcranial direct current stimulation, viết
tắt là tDCS – tạm dịch Kích thích bằng dòng điện một chiều qua vỏ não).
Kết quả là nhóm được kích thích não thực hiện bài mô phỏng bay tốt hơn tới 33% so với nhóm còn lại, đặc biệt ở kĩ năng hạ cánh. Tiến sĩ Matthew Phillips hào hứng chia sẻ thành công của thử nghiệm bằng kĩ thuật kích thích não như thế này và chính ông cũng không ngờ một kĩ năng hay năng khiếu lại có thể được truyền trực tiếp thông qua sóng não, điều gần như vượt quá tầm tưởng tượng.
Kết quả là nhóm được kích thích não thực hiện bài mô phỏng bay tốt hơn tới 33% so với nhóm còn lại, đặc biệt ở kĩ năng hạ cánh. Tiến sĩ Matthew Phillips hào hứng chia sẻ thành công của thử nghiệm bằng kĩ thuật kích thích não như thế này và chính ông cũng không ngờ một kĩ năng hay năng khiếu lại có thể được truyền trực tiếp thông qua sóng não, điều gần như vượt quá tầm tưởng tượng.
Video dưới đây do HRL Labs phát hành trên YouTube, có phụ đề tiếng
Anh, mời các bạn xem để thấy rõ hơn vấn đề này:
Peter Tien