Ai trong chúng ta cũng mong mình có sức khỏe thật tốt, ít bệnh tật và một khi mắc phải bệnh thì phải dùng thuốc cho mau khỏi. Tuy nhiên trong y học tồn tại cái gọi là hiệu ứng giả dược: chỉ cần tin vào năng lực chữa bệnh của thuốc cũng đủ làm cơ thể cảm thấy khỏe hơn, ngay cả khi không có thuốc nào trong đó. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra khi người dùng tin rằng thuốc họ uống mắc tiền (hơn giá thực tế) thì công hiệu cũng sẽ cao hơn, ngay cả khi đó chỉ là giả dược.
Trong một nghiên cứu đăng trên báo Neurology, các nhà nghiên cứu đã chọn ra 12 người mắc bệnh Parkinson, chia họ thành 2 nhóm và cho uống cùng một loại thuốc nhưng có giá khác nhau: một loại giá chỉ 100 USD, loại kia giá tới 1.500 USD. Các bệnh nhân được bảo nghiên cứu được dùng để đánh giá hiệu quả của hai loại thuốc trong thực tế có như nhau không. Song, sau đó các nhà nghiên cứu chỉ truyền cho họ dung dịch muối vô hại thay vì cho uống thuốc với giá khác nhau như đã nói.
Trước đó, cả 12 người mắc bệnh Parkinson đều hoàn thành qua bài kiểm tra kĩ năng lái xe moto và được chụp cắt lớp não. Khi tiêm thuốc, các bệnh nhân cũng được dặn dò họ đang truyền loại thuốc rẻ tiền hay thuốc mắc tiền.
Kết quả thu về khá thú vị: những người được bảo họ được tiêm thuốc mắc tiền cải thiện kĩ năng lái xe moto lên tới 28%. Các bài kiểm tra cho thấy kĩ năng lái xe moto của họ đã tăng 7 điểm khi được tiêm thuốc mắc tiền, nhưng chỉ tăng 3 điểm cho trường hợp thuốc rẻ tiền. Các bệnh nhân sau đó cũng được giải thích những gì diễn ra thực tế trong cuộc nghiên cứu, có 8 người trong số đó thừa nhận họ có kì vọng cao hơn khi nghe được tiêm thuốc mắc tiền và rất ngạc nhiên trước những cải thiện họ cảm thấy khi tin rằng thuốc sẽ có công hiệu hơn.
Có khả năng những người trong cuộc thí nghiệm đã trải qua hiệu ứng giả dược lớn vì đã có nghiên cứu cho thấy giả dược làm tăng lượng dopamine được giải phóng ra trong não và chính dopamine đã tạo ra tác động được ghi nhận.
Mặc dù các tác giả thừa nhận họ đã phải đánh lừa bệnh nhân trong cuộc nghiên cứu để có được kết quả trên, song họ hi vọng những kết quả như thế này trong tương lai có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc phải bệnh Parkinson. Như lời họ viết trong báo cáo, “Lợi ích tiềm năng to lớn của giả dược, có hoặc không có việc thao túng giá tiền, đang chờ để được khai thác cho những bệnh nhân mắc phải bệnh Parkinson cũng như những ai gặp phải các chứng bệnh thần kinh và y khoa khác”.
Peter Tien
0 comments:
Post a Comment